9 bài tập ôn tập KCL

 Bài 1: Nhận biết koh k2so4 kcl kno3

 Lời giải:

 Lấy mẫu thử của 4 ddịch:

 Dùng quỳ tím để phân biệt 4 mẫu thử:

 Mẫu thử làm xanh màu quỳ tím là KOH, các chất khác không đổi màu quỳ tím

 Dùng dd BaCl2 để phân biệt 3 mẫu thử:

 +Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng là dd K2S04

 K2S04+BaCl2=>BaS04+2KCl

 +Mẫu thử không hiện tượng là dd KCl,KN03

 Dùng dd AgN03 để phân biệt 2 mẫu thử còn lại:

 +Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng là dd KCl

 AgN03+KCl=>AgCl+KN03

 +Mẫu thử không hiện tượng là dd KN03

 Bài 2: nhận biết kcl kno3 k2so4 k2co3

 Lời giải:

 cho một lượng nhỏ các chất td dd HCl dư, có khí bay ra là K2CO3

 K2CO3 + 2HCl --> 2KCl + H2O + CO2

 Cho 3 chất còn lại td với BaCl2, có kết tủa trắng => K2SO4

 K2SO4 + BaCl2 --> BaSO4 + 2KCl

 2 chất còn lại cho td với dd AgNO3, có kết tủa trắng => KCl, còn lại là KNO3

 KCl + AgNO3 --> AgCl + KNO3

 Bài 3: kết tinh kno3 từ kcl và nano3

 Lời giải:

 Hòa tan NaNO3 và KCl với lượng như nhau vào nước. NaCl kết tinh ở 30 độ C, tách được tinh thể ra khỏi dung dịch, sau đó làm nguội đến 22oC thì KNO3 kết tinh.

 Phản ứng: NaNO3 + KCl → KNO3 + NaCl

 Bài 4: Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và KCl (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 5) với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Sau 1930 giây, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí gồm H2 và Cl2 (có tỉ khối so với H2 là 24). Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t giây thì khối lượng dung dịch giảm 2,715 gam. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của t là

 Đáp án:

 3860

 Bài 5: phân biệt alcl3 và kcl

 Lời giải:

 Dùng dung dịch NaOH để phân biệt AlCl3 và KCl vì khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào AlCl3 có hiện tượng xuất hiện kết tủa dạng keo sau đó kết tủa tan, còn KCl thì không có hiện tượng gì.

 Bài 6: Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng sinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl có trong loại phân kali đó là:

 Lời giải:

 Độ dinh dưỡng của phân kali được tính bằng %mK2O

 Xét 100 gam phân có 55 gam K2O → nK2O= 55/ 94 (mol)

 Bảo toàn nguyên tố K ta có: n­KCl=2.nK2O= 2.55/94= 55/47 mol → mKCl=  (55*74,5) / 47 =87,18 gam

 →%mKCl= 87,18%

 Bài 7: Có những loại phân bón hóa học: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2, (NH4)2HPO4, KNO3.

 a) Hãy cho biết tên hóa học của những phân bón nói trên.

 b) Hãy sắp xếp những phân bón này thành 2 nhóm phân bón đơn và phân bón kép.

 Lời giải:

 a)

 Tên hóa học của phân bón:

 KCl: Kali clorua;

 NH4NO3: Amoni nitrat;

 NH4Cl: Amoni clorua;

 (NH4)2SO4: Amoni sunphat;

 Ca3(PO4)2: Canxi photphat;

 Ca(H2PO4)2: Canxi đihiđrophotphat

 (NH4)2HPO4: Điamoni hiđrophotphat;

 KNO3: Kali nitrat.

 b)

 Hai nhóm phân bón:

 – Phân bón đơn: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2.

 – Phân bón kép: (NH4)2HPO4, KNO3.

 Bài 8: Phân biệt ba loại phân bón: KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2.

 Lời giải:

 – Lấy mẫu thử và đánh dấu

 – Cho Ca(OH)2 vào các mẫu thử

 + Mẫu thử có mùi khai chất ban đầu là NH4NO3

 2NH4NO3 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + 2NH3 + H2O

 + Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng chất ban đầu là Ca(H2PO4)2

 2Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2 → Ca3(PO4)2 + H2O

 + Mẫu thử không hiện tượng chất ban đầu là KCl

 Bài 9: Kiểu liên kết trong KCl, N2, NH3 lần lượt là:

 Lời giải:

 Ion, cộng hóa trị không cực, cộng hóa trị có cực.

  

  

  

  

 Tag: cách cuso4 ca h2po4