Dầu mè có tác dụng gì

Dầu mè có tác dụng gì

 1. Chất béo no không bão hòa Polyunsaturated giúp giảm huyết áp

 Dầu mè có chứa Polyunsaturated được chứng minh có tác dụng giảm huyết áp nhưng không nên dùng thường xuyên vì có hàm lượng calo, chất béo cao.

 2. Dầu mè giàu chất chống oxy hóa

 Chất chống oxy hóa trong dầu mè làm mất hoạt tính của gốc tự do tích tụ trong cơ thể không gây tổn thương đến các tế bào, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa.

 3. Vitamin E, B trong dầu mè giảm tổn hại da

 Nếu da khô, có nếp nhăn thoa một ít dầu mè làm giảm tổn hại da, làm làn da rạng rỡ hơn.

 4. Giảm Cholesterol

 Dầu mè có tác dụng hạ thấp Cholesterol theo nghiên cứu của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ.

 5. Phòng viêm nướu, viêm nha chu

 Dầu mè có thể giúp giảm 85% vi khuẩn gây viêm nướu theo công bố của đại học quốc tế Maharishi ở Iowa.

 6. Dầu mè chữa cảm lạnh

 Lấy dầu mè xoa lên ngực để giảm lạnh, sau nửa giờ lau sạch. Hương dầu mè có giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường như hắt hơi, ho, sổ mũi.

 7. Giảm lượng đường trong máu

 Bệnh nhân đái tháo đường cần hạn chế sử dụng mỡ động vật nên dùng các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu mè, dầu đậu nành….vì chứa axit béo không no cần thiết cho cơ thể.

 8. Ngăn ngừa gàu

 Thoa dầu mè lên tóc và da đầu có thể giảm bớt hoặc ngăn gàu bám trên tóc và da dầu.

 9. Phòng cao huyết áp

 Sesamin và sesaminol trong dầu mè giúp hạn chế tình trạng căng thẳng làm giảm huyết áp ở cả hai tâm trương và tâm thu. Khi kết hợp dầu mè và dầu cám gạo có tác dụng tương tự với việc sử dụng thuốc trị cao huyết áp đơn thuần.

 10. Hạ nhiệt cơ thể

 Dùng dầu mè massage giúp giảm nhiệt, tránh bệnh tật trong giai đoạn giao mùa. Chỉ nên dùng hai lần tuần không lạm dụng tránh hạ thân nhiệt quá mức.

Cách sử dụng dầu mè

 Dầu mè nếu được sử dụng đúng cách sẽ giúp cơ thể hấp thu lượng chất dinh dưỡng hợp lý nuôi cơ thể luôn khoẻ mạnh. Thông thường, dầu mè được sử dụng bằng cách chế biến với thức ăn như thế cơ thể sẽ dễ hấp thu. Ngoài ra, bạn có thể dùng dầu mè để súc, đắp mặt… Đối với việc uống dầu mè, bạn cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Dầu mè thực sự là nguồn dinh dưỡng tối ưu, nhưng nếu bạn lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Đặc biệt, với những ai ăn kiêng hoặc muốn giảm cân cần cân nhắc kỹ việc dùng dầu mè thường xuyên. Sau đây, là một số công thức hướng dẫn cách dùng dầu mè hợp lý:

 – Súc miệng: cho 1/2 muỗng dầu mè vào miệng, dùng lưỡi đẩy qua lại, khoảng 20 phút thì nhổ ra.

 – Mặt nạ dưỡng da: trộn 1/2 muỗng dầu mè với 1/6 muỗng dấm táo rồi thoa đều lên da, để khoảng 15 phút sau đó rửa mặt lại với nước ấm và rửa thêm lần nữa với nước sạch.

 – Dưỡng lông mi: bạn dùng tăm bông chấm vào 1 ít dầu mè, sau đó chuốt lên lông mi, để qua đêm, và rửa lại với nước ấm.

Cách làm dầu mè

– Hạt mè đem phơi khô khoảng 2-3 nắng, trong quá trình phơi nắng và sàng lọc thì loại bỏ các hạt lép, mốc và bị hư hại.
– Cho hạt vào máy xay để xay ra thành bột, sau đó cho số bột trên vào nồi hấp để tiến hành hấp cách thủy.
– Lấy số bột ra cho vào túi vải lọc.
– Đưa các túi vải lọc vào máy ép hoặc có thể dùng tay ép (nên ép máy vì ép tay hiệu quả không cao và tốn công) thật mạnh cho dầu chảy ra. Công đoạn này muốn thu được nhiều dầu thì phải dùng lực khá nhiều.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy ép dầu tại gia, thay cho việc ép dầu bằng tay thủ công
– Dầu chảy ra ta đưa chai thủy tinh vào hứng chính là thành phẩm dầu mè (vừng) đen mà bạn mong đợi.

3 Thương hiệu dầu mè nổi tiếng

 Dầu mè meizan

 Dầu mè Meizan được sản xuất từ 100% tinh chất từ hạt dầu mè, thuộc nhóm dầu mè thơm do hạt dầu phải được rang lên cho thơm trước rồi mới ép lấy dầu nên có màu nâu sậm và hương thơm dậy mùi rất đặc trưng. Dầu mè Meizan có độ sánh và bóng hấp dẫn nên thường được sử dụng cho các món trộn salad hoặc nhỏ vài giọt vào tô cháo sẽ làm dậy hương và sáng bóng cho món ăn.

 Dầu mè nakydaco

 Trước năm 1975 tiền thân của Dầu Tân Bình là xưởng Nam Á Kỹ Nghệ Dầu Công ty do người hoa làm chủ được thành lập vào năm 1971. Sau ngày 30/4/1975 cơ sở được Nhà nước tiếp quản, đến ngày 28/12/1977 Bộ Lương thực và Thực phẩm đã quyết định thành lập và lấy tên mới của nhà máy là Nhà máy dầu Tân Bình, trực thuộc Công ty Dầu thực vật miền Nam (nay là Cty Dầu Thực Vật Hương Liệu Mỹ Phẩm Việt Nam). Trải qua một quá trình dài phát triển thì từ Giai đọan từ năm 2005 đến nay: thực hiện chủ trương cổ phần hoá của nhà nước, kể từ ngày 01/01/2005 Nhà máy dầu Tân Bình chính thức chuyển sang mô hình hoạt động mới là Công ty cổ phần có tên là Công ty cổ phần Dầu thực vật Tân Bình. Trong giai đoạn này Công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại, cải tiến công tác quản lý, sản lượng và hiệu quả ngày càng được nâng cao. Với những thành tích đạt được trong sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần Dầu thực vật Tân Bình được trao tặng nhiều Huân chương, cờ luân lưu, Bằng khen của Chính phủ, Bộ Công Nghiệp và của UBND TP.Hồ Chí Minh.

 Dầu mè ajinomoto

 Trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho bé, các bậc cha mẹ nên thêm chút gia vị ăn dặm dầu mè Ajinomoto để giúp tăng hương vị cho món ăn của bé, tăng cường giá trị dinh dưỡng cho thực phẩm. Sử dụng Dầu Mè trong bữa ăn hàng ngày sẽ có ích cho sức khỏe trên nhiều phương diện, mè chứa nhiều chất bổ dưỡng thiên nhiên và hoàn hảo nhất cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể con người. Sử dụng dầu mè trong cuộc sống hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa và chữa trị được bệnh táo bón, bệnh ung mủ, da chốc lở và một số bướu độc. Dầu mè cũng có công dụng giúp cho an thần, chữa chứng mất ngủ, kích thích sự hoạt động và gia tăng sức mạnh của cơ tim vì nó chứa nhiều thành phần sinh tố E và đặc biệt rất hữu ích cho người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén. Dầu mè là một thứ thức ăn rất tốt cho những bệnh nhân đau gan và mật vì nó là một loại dầu rất tốt cho hệ tiêu hóa. Dùng dầu mè làm gia vị hoặc để nấu ăn không chỉ giúp tăng hương vị cho các món ăn, mà còn làm tăng giá trị dinh dưỡng cho thực phẩm.

 Nguồn: http://nakydaco.com.vn/vi/tin-tuc/10-loi-ich-cua-dau-me-27

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: nguyên hàn nhật trẻ em mua đâu bán tường nhai cây mụn bôi bao nhiêu