Nồng độ cồn là gì – Quy định xử phạt nồng độ cồn cho các phương tiện tham gia giao thông

Nồng độ cồn là gì

 Nồng độ cồn là lượng cồn có trong máu hoặc hơi thở của một người. Nó thường được đo bằng đơn vị % BAC (Blood Alcohol Content) ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ và Canada. Nồng độ cồn được xác định bằng cách đo lượng cồn có trong một số dung dịch hoặc khí. Đối với hơi thở, đầu đo nồng độ cồn sẽ tính toán số lượng cồn có trong hơi thở dựa trên áp suất khí của các chất hữu cơ trong mẫu khí. Trong trường hợp đo nồng độ cồn trong máu, phương pháp thường sử dụng là phương pháp khối, đo lượng cồn có trong một khối lượng máu cố định.

Quy định xử phạt nồng độ cồn cho các phương tiện tham gia giao thông

  Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự ô tô.

 Theo quy định tại điểm c, khoản 6 và điểm e, khoản 11 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

 Theo quy định tại điểm c, khoản 8 và điểm g, khoản 11 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 16.000.000 đến 18.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

 Theo quy định tại điểm a, khoản 10 và điểm h, khoản 11 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ22 tháng đến 24 tháng.

  Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.

 Theo quy định tại điểm c, khoản 6 và điểm đ, khoàn 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thởthì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

 Theo quy định tại điểm c, khoản 7 và điểm e, khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe thực hiện hành viđiều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

 Theo quy định tại điểme, khoản8 và điểm g, khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

 III. Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng.

 Theo quy định tại điểm c, khoản 6  và điểm d, khoản 10 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng.

 Theo quy định tại điểm b, khoản 7  và điểm đ, khoản 10 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng;

 Theo quy định tại điểm a, khoản 9 và điểm e, khoản 10 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.

  Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác.

 Theo quy định tại điểm q khoản 1 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thởthì bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng

 Theo quy định tại điểm e khoản 3 điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

 Theo quy định tại điểm c khoản 4 điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông

 Theo quy định mới nhất để đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu số vụ tai nạn không mong muốn, Quốc hội đã thông qua quy định về xử phạt những trường hợp lái xe trong tình trạng uống rượu, có nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở. Trước đây, giới hạn nồng độ cồn được cho phép khi tham gia giao thông là không quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở. Tuy nhiên, với điều luật mới được áp dụng từ năm 2020, giới hạn nồng độ cồn được phép sẽ là 0 mg/100ml máu. Điều này có nghĩa là ngay cả khi uống một chút bia hoặc rượu, người lái xe cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ xe máy

 Người tham gia giao thông sẽ bị giữ xe khi: Đối với xe máy: + Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0.25 mg/1l khí thở.

 Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0 25

 Thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

 Xem thêm: Đá bọt

 Nồng độ cồn 0.4 phạt bao nhiêu

 Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng và Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng

 Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy phạt từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng

 Nồng độ cồn trong máu hay hơi thở của một người có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và gây ra tai nạn giao thông. Nhiều quốc gia có qui định giới hạn nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông, và việc vi phạm có thể bị phạt tiền hoặc giữ giấy phép lái xe. Việc sử dụng máy đo nồng độ cồn là phổ biến để kiểm tra nồng độ cồn của người lái xe, nhằm đảm bảo an toàn giao thông và giảm nguy cơ tai nạn.

  

 nòng may 2022 lỗi thổi 2021 khung