Bài 1: Không dùng quỳ tím hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: KNO3, HNO3, K2SO4, H2SO4, KCl, HCl ( để phân biệt 4 dung dịch kcl hcl kno3 hno3 )
Lời giải:
Dùng Ba(HCO3)2: + Chỉ có kết tủa là K2SO4: Ba(HCO3)2 + K2SO4 —> BaSO4 + KHCO3
+ Có khí và có kết tủa là H2SO4: Ba(HCO3)2 + H2SO4 —> BaSO4 + CO2 + H2O
+ Chỉ có khí là HNO3 và HCl
(Nhóm A) HNO3 + Ba(HCO3)2 —> Ba(NO3)2 + CO2 + H2O HCl + Ba(HCO3)2 —> BaCl2 + CO2 + H2O + Không có hiện tượng gì là KNO3 và KCl
(Nhóm B) Dùng AgNO3 nhận biết nhóm A: + Có kết tủa là HCl: AgNO3 + HCl —> AgCl + HNO3 + Còn lại là HNO3. Dùng AgNO3 nhận biết nhóm B: + Có kết tủa là KCl: AgNO3 + KCl —> AgCl + KNO3 + Còn lại là KNO3.
Bài 2: Chỉ dùng 1 hóa chất duy nhất. Hãy nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau: H2SO4, Na2SO4, Na2CO3, MgSO4 bằng phương pháp hóa học.
Lời giải:
Dùng quỳ tím
H2SO4 làm quỳ tím hóa đỏ.
Na2CO3 là một muối đặc biệt có tính kiềm làm quỳ tím hóa xanh.
Cho Na2CO3 vào 2 dung dịch còn lại
Dung dịch chứa MgSO4 thấy xuất hiện kết tủa trắng MgCO3
MgSO4 + Na2CO3 -> MgCO3 + Na2SO4
Dung dịch chứa Na2SO4 không có hiện tượng gì
Bài 3: nhận biết koh k2so4 kcl kno3
Lời giải:
Cho giấy quỳ tím vào từng dung dịch cần nhận biết.
KOH : quỳ tím chuyển sang màu xanh
H2SO4 : quỳ tím chuyển sang màu đỏ
KCl , KNO3 , K2SO4 : không hiện tượng
Nhỏ dung dịch BaCl2 vào ba dd còn lại. K2SO4 có kết tủa trắng, còn lại không hiện tượng
BaCl2 + K2SO4 → BaSO4 + 2KCl
Nhỏ dung dịch AgNO3 vào hai dd còn lại. KCl có kết tủa trắng, còn lại là KNO3 .
AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3
Bài 4: nhận biết kcl kno3 k2so4 k2co3
Lời giải:
Cho giấy quỳ tím lần lượt vào các dung dịch cần nhận biết.
K2CO3 : quỳ tím chuyển sang màu xanh.
HCl : quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
KCl , K2SO4 , KNO3 : không hiện tượng.
Nhỏ dd BaCl2 vào ba dd còn lại. K2SO4 có kết tủa trắng xuất hiện, còn lại không hiện tượng.
BaCl2 + K2SO4 → BaSO4 + 2KCl
Nhỏ dd AgNO3 vào hai dd còn lại. KCl có kết tủa trắng xuất hiện, còn lại là KNO3
KCl + AgNO3 → AgCl + KNO3
Bài 5: Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2 và KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là
Lời giải:
Các chất phản ứng được với dung dịch NaOH là FeCl2, CuSO4.
Các chất BaCl2 và KNO3 không phản ứng được với dung dịch NaOH là do không thỏa mãn điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra.
Bài 6: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 5 dung dịch KNO3, KCl, K2S; K2SO4; K2CO3
Lời giải:
_ Cho mỗi chất một ít ra các ống nghiệm riêng biệt , có đánh số làm mẫu thử .
_ Cho một ít dd H2SO4 vào mỗi ống nghiệm .
+ dd sủi khí không mùi => K2CO3
K2CO3 + H2SO4 => K2SO4 + H2O + CO2 ↑
+ dd sủi khí có mùi trứng thối => K2S
K2S + H2SO4 => K2SO4 + H2S ↑
+ dd không xảy ra hiện tượng gì => KNO3 , KCl , K2SO4
_ Cho một ít dd BaCl2 vào mỗi ống nghiệm .
+ dd xuất hiện kết tủa trắng => K2SO4
BaCl2 + K2SO4 => BaSO4 ↓ + 2KCl
+ dd không xảy ra hiện tượng gì => KNO3 , KCl
_ Cho một ít dd AgNO3 vào mỗi ống nghiệm .
+ dd xuất hiện kết tủa trắng => KCl
AgNO3 + KCl => AgCl ↓ + KNO3
+ dd không xảy ra hiện tượng gì => KNO3
Bài 7 Các câu hỏi thường gặp
a) kno3 là muối hay axit, kno3 là axit hay bazo
b) kno3 là axit mạnh hay yếu
c) kno3 là phân bón đơn hay kép
d) kno3 có tan trong nước không
e) kno3 dùng để làm gì
Lời giải:
a) Là muối
b) không phải axit
c) KNO3 là phân bón kép vì chứa 2 nguyên tố dinh dưỡng: K, N.
d) Tan nhiều trong nước
e) Ứng dụng của KNO3 là rất nhiều, trong đó phổ biến nhất là làm phân bón.
Bài 8 Các phương trinh hóa học tiêu biểu của KNO3
Lời giải:
Al2(SO4)3 + 6KNO3 → 2Al(NO3)3 + 3K2SO4
10Na + 2KNO3 → N2 + 5Na2O + K2O
k3po4 ra kno3
3AgNO3 + K3PO4 → 3KNO3 + Ag3PO4
4Zn + 7KOH + KNO3 → 4K2ZnO2 + 2H2O + NH3
8Zn + 2KNO3 + 14NaOH → 7Na2ZnO2 + K2ZnO2 + 2NH3 + 4H2O
Tag: thêm fe cl2 kclo kclo3 kclo4 cách k2so3 hủy al2 so4 3 na zn zns