5 bài tập về mgo cho học sinh ôn tập

 Bài tập 1: Cho 19,02 gam hỗn hợp Mg, Ca, MgO, CaO, MgCO3, CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 4,704 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 12,5 và dung dịch chứa 12,825 gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị của m là?

 nMgCl2 = 12,825/ ( 24+ 71) = 0,135 mol --> nMg = 0,135 mol

 nCO2 = a (mol)

 nH2 = b (mol)

 V hỗn hợp khí = 4,704 lít

 => nCO2 + nH2 = 4,704/ 22,4

 => a+b  = 0,21 mol     (1)

 M hỗn hợp khí / M(H2) = 12,5

 => (44.a + 2.b)/ 0,21 = 12,5 . 2= 25   ( vì M = m/n mà n= nCO2 + nH2 = 0,21)

 => 44a + 2b = 5,25  (2)

 Từ (1) và (2) => a=0,115 ; b=0,095 mol

 Qui đổi hỗn hợp ban đầu thành Mg, Ca, O, CO2

 Ta Có

 Ca °  —> Ca(+2) + 2e                                                 2 H(+1)    + 2e     —--> H2 °

 x mol —->             2x mol                                                          0,19 mol     <— 0,095

 Mg °  —--> Mg(+2)  + 2e                                              O °   +2e           —--> O(-2)

 0,135—->                 0,27 mol                                                  2y mol    <—- y mol

 Bảo toàn e :

 2x + 0,27 = 0,19 + 2y

 => 2x – 2y = – 0,08   (3)

 m hỗn hợp ban đầu  = 19,02 gam

 <=> mMg + mCa + mO + mCO2 = 19,02

 <=> 0,135 . 24  + x.40  + 16.y + 44.0,115 = 19,02

 => 40x + 16y =10,72   (4)

 Từ (3) và (4)

 => x= 0,18 mol

 -> nCa = 0,18 -> nCaCl2= 0,18

 -> mCaCl2 = 0,18. (40+71) = 19,98 gam

 Xem thêm: magie oxit

 Bài tập 2: Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là

 Al(OH)3

Bài tập 3: Nhận biết cao na2o mgo p2o5

 – Cho các chất tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:

 + Chất tan là: CaO, Na2O, P2O5

 + Chất không tan là: MgO

 PTHH:

 CaO +H2O -> Ca(OH)2

 Na2O + H2O -> 2NaOH

 P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4

 Tiếp tục thử lại các sản phẩm,bằng cách cho quỳ tím vào các chất tan

 + Quỳ tím hóa đỏ: H3PO4 -> chất đó là P2O5

 +Quỳ tím hóa xanh : Ca(OH)2 , NaOH

 * Sục khí CO2 qua Ca(OH)2 , NaOH:

 + Dung dịch có màu đục : Ca(OH)2 -> Chất đó là:CaO

 +Dung dịch không có hiện tượng: NaOH -> Chất đó là: Na2O

 Bài tập 4: So sánh tính bazo của Al2O3 MgO CaO K2O

 So sánh tính bazơ tăng dần : Al2O3 < MgO < CaO < K2O

 Bài tập 5: Cho hỗn hợp CaO, MgO, Na2CO3, Fe3O4 tan vào nước ta thu được chất rắn gồm 

 đáp án:

 CaCO3, MgO, Fe3O4

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: phân biệt để dùng 3 bột lọ mất nhãn đựng trong dãy ba làm thế nào lẫn