Kinh nghiệm về tinh dầu tràm

 Tinh dầu tràm là là loại tinh dầu được chiết xuất từ lá và thân, cành và lá của cây tràm. Tinh dầu tràm nguyên chất thì bên trong luôn chứa chứa 2 thành phần hóa học quan trọng là α-Terpineol chiếm 5-12 % và 1.8- Cineol chiếm 42-60%. Hiện nay trên thị trường có 2 loại tinh dầu cây tràm phổ biến là tinh dầu tràm gió, và tinh dầu tràm trà trong đó:

 

Hình ảnh tinh dầu tràm

 Tinh dầu tràm gió: loại tinh dầu này được chiết xuất từ cây tràm gió. Đây là loại cây thân gỗ, phân bổ chủ yếu tại các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Thành phần chủ yếu của tinh dầu cây tràm gió là Cineol (Eucalyptol), α-Terpineol và Limonene. Trong đó chủ yếu là hợp chất Cineol, hợp chất này có tính kháng khuẩn mạnh do vậy tinh dầu tràm gió thường được dùng trong việc chăm sóc sức khỏe, phòng và chữa các chứng bệnh thường gặp.

 Tinh dầu tràm trà: loại tinh dầu này được chiết xuất từ cây tràm trà, loài cây này thuốc họ Đào kim nương và được trồng chủ yếu ở Úc. Thành phần chủ yếu của tinh dầu tràm trà là Gamma-terpinene và Terpinen-4-ol. Hoạt chất Terpinen-4-ol có vai trò như một chất chuyển hóa thực vật, chất kháng khuẩn, chất chống oxy hóa, chất chống viêm rất tốt nên loại tinh dầu này chủ yếu được sử dụng để chăm sóc da, trị mụn.

 Tinh dầu tràm là một trong số ít những loại tinh dầu có nhiều công dụng trong đời sống. Không chỉ có tác dụng xông hương làm sạch không khí trong nhà. Tinh dầu tràm còn được sử dụng để trị ho, tránh gió, chống cảm lạnh sau đây là một số công dụng của tinh dầu tràm mà bạn nên biết.

Tinh dầu tràm tiếng anh là gì

 Tên tiếng Anh: Cajeput oil

 Tên khoa học: Oleum Cajeputi

Tinh dầu tràm có tác dụng gì

 Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sử dụng tinh dầu từ tràm nguyên chất rất tốt đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người lớn tuổi.

 Tác dụng của tinh dầu tràm cho bé

 

Tác dụng của dầu tràm cho bé Tác dụng của dầu tràm cho bé

Giữ ấm cơ thể và phòng ho

 Tinh dầu tràm có tính nóng giúp giữ ấm cơ thể cực hiệu quả, đồng thời trị ho và cảm giá rất tốt. Để phát huy tác dụng của loại tinh dầu này, trong khi tắm cho cho bé, mẹ chỉ cần cho vài dầu vào chậu nước ấm để tắm. Sau khi tắm xong, mẹ có thể dùng một ít tinh dầu tràm xoa vào thóp, ngực, dọc sống lưng hay massage lòng bàn chân cho bé sẽ rất tốt.

Trị chướng bụng đầy hơi

 Tính chất của tinh dầu tràm nguyên chất cũng rất hiệu quả trong việc chữa chứng đầy hơi, khó tiêu ở trẻ nhỏ. Mẹ chỉ cần nhỏ vào giọt tinh dầu vào lòng bàn tay và xoa đều bụng ở quanh rốn cho bé theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp bé dễ dịu hơn.

Trị sổ mũi, ngạt mũi

 Trong dầu tràm có chứa thành phần Terpineol có tính kháng khuẩn cao. Chính vì vậy mà loại tinh dầu thiên nhiên này thường được dùng trong trị sổ mũi, ngạt mũi và phòng ngừa bệnh cảm cúm. Khi thấy bé có dấu hiệu về các bệnh đường hô hấp này, mẹ hãy chuẩn bị một chiếc máy xông tinh dầu hoặc một bát nước nóng, thêm vài giọt tinh dầu nguyên chất vào để thay đổi không khí.

Tinh dầu tràm đuổi muỗi

 Khi trẻ bị muỗi đốt, mẹ chỉ cầm chấm nhẹ một ít tinh dầu xoa trực tiếp lên vết đốt. Loại tinh dầu tự nhiên này sẽ có tác dụng là dịu rất nhanh.

 Tác dụng đối với người già và phụ nữ mang thai

Trị cảm mảo

 Đối với nhiều mẹ bầu, bệnh cảm luôn là mối nguy cơ, nhất vào 3 tháng đầu thai kỳ. Do lúc này, cơ thể người mẹ đang dần thích ứng với sự xuất hiện của em bé nên rất mẩm cảm với môi trường xung quanh. Trong khi đó, việc sử dụng kháng sinh kều cao để trị bệnh sẽ dẫn đến nguy cơ cao xảy ra các biến chứng cho thai nhi. Chính vì vậy, việc dùng tinh dầu thoa trực tiếp vào lòng bàn chân, thái dương, cổ họng sẽ giúp phòng và điều trị cảm mạo hiệu quả. Hoặc mẹ bầu cũng có thể pha tinh dầu vào nước ấm để tắm sẽ cũng rất tốt cho cơ thể.

Tránh gió, giữ ấm cơ thể

 Cơ thể bị lạnh là một trong những nguyên nhân trực tiếp dễ khiến chúng ta cảm cúm. Thêm vào đó, sức đề kháng của mẹ bầu, người lớn tuổi thường yếu hơn người bình thường. Vì vậy, khi đi ra ngoài, nhất là lúc trời lạnh, bạn có thể xoa một ít dầu tràm sẽ có tác dụng giữ ấm rất hiệu quả.

Trị ho hiệu quả

 

Dầu tràm giúp trị ho cho bà bầu hiệu quả
 Dầu tràm giúp trị ho cho bà bầu hiệu quả

 Những cơn ho luôn là nỗi khủng khiếp người lớn tuổi, đặc biệt là các mẹ bầu… Bởi ho làm cho các mẹ rất dễ đau phần bụng dưới nên ảnh hưởng đến thai nhi. Lúc này, các mẹ có thể dùng dầu tràm để xông họng, hít mũi, hoặc pha vài giọt vào ly nước ấm để uống. Dầu tràm được biết đến với tác dụng làm tan đàm, trị ho cho bà bầu hiệu quả.

Kháng khuẩn

 Để cơ thể không bị ốm đau, điều đầu tiên nên giữ cho môi trường được thông thoáng, sạch sẽ. Sử dụng dầu tràm để kháng khuẩn là lựa chọn phù hợp nhất. Cho vài giọt dầu tràm trong chén nước nóng, hoặc thấm dầu tràm trong miếng bông để ở các góc nhà sẽ giúp bầu không khí trong sạch hơn. Dầu tràm có tác dụng ức chế virus, giúp đề phòng cúm hiệu quả. Hương dầu tràm thoang thoảng cũng tạo cảm giác dễ chịu trong phòng của gia đình bạn.

Tinh dầu tràm trị mụn

 Ngoài ra, tinh chất trong loại tinhh dầu này còn có tác dụng trị mụn hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu tràm và thoa trực tiếp lên đầu mụn. Kiên trì thoa dầu tràm 2 lần/ngày trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng sẽ thấy hiệu quả rất tốt.

Cách sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh

 Như đã nói, dầu tràm có tính nóng, nếu bôi trực tiếp lên người không khỏi khiến bé có cảm giác khó chịu, nóng rát. Do vậy, để tránh tình trạng này, mẹ cần hết sức lưu ý khi bôi dầu tràm để bé không bị kích ứng.

 Trước khi bôi, mẹ cần phải kiểm tra xem bé nhà mình có bị kích ứng dầu tràm hay không bằng cách pha loãng dầu tràm rồi thoa thử lên một vùng da của bé. Lưu ý tránh không bôi lên những vùng da nhạy cảm vì tại đó bé sẽ cảm thấy khó chịu hơn. Sau khi bôi thử, nếu mẹ thấy bé vùng da của bé vẫn bình thường, không bị kích ứng thì có thể yên tâm sử dụng dầu tràm cho bé.

 Nếu không sử dụng dầu pha loãng, mẹ có thể nhỏ 1 giọt tinh dầu ra tay của mình, xoa tinh dầu trên tay rồi sau đó mới thoa lên người bé. Điều này cũng giúp mẹ kiểm soát được lượng dầu tốt hơn trước khi thoa lên người bé.

 Cha mẹ nên nhớ cần tránh bôi trực tiếp dầu tràm lên người của bé, đặc biệt là bôi vào các vết thương hở trên da bởi nó sẽ khiến trẻ thấy khó chịu, đau rát, đồng thời gây kích ứng da, khiến các mô bị tổn thương nặng nề hơn.

 Trong trường hợp thấy bé bị phản ứng với dầu tràm, cha mẹ cần ngưng sử dụng và đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra và được hướng dẫn chăm sóc một cách tốt nhất.

Sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh cần lưu ý gì

 Việc sử dụng dầu tràm cho tất cả mọi người nói chung và cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nói riêng cũng cần có một số lưu ý nhất định, giúp phát huy tối đa công dụng của dầu tràm mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe vốn còn non yếu của bé.

 Để sử dụng dầu tràm cho bé yêu một cách hiệu quả nhất, mẹ cần chú ý một số điều sau đây:

    ♦ Liều lượng sử dụng dầu tràm cho bé

 Mặc dù dầu tràm có công dụng tốt như vậy nhưng mẹ cũng không nên lạm dụng để sử dụng cho con. Theo các chuyên gia về sức khỏe, liều lượng sử dụng dầu tràm tốt nhất nên tính bằng giọt. Ví dụ, mẹ muốn pha dầu tràm để tắm cho bé thì dùng khoảng 5 giọt/lần, dùng để nhỏ vào nước nóng xông hơi thì khoảng 3 – 4 giọt/lần. Còn nếu sử dụng dầu tràm thoa trực tiếp để massage, giúp vết thương mau lành, trị vết muỗi đốt… thì chỉ nên dùng 1 – 2 giọt/lần.

    ♦ Tránh vùng da nhạy cảm

 Khi sử dụng dầu tràm, mẹ cần tránh những vùng da nhạy cảm như da mặt, cổ, đầu, bẹn… vì đây là những vùng nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Bản chất của dầu tràm là có tính nóng, do vậy thoa dầu tràm tại những bộ phận này có thể khiến bé khó chịu. Những vùng thoa tinh dầu lý tưởng là lưng, bụng, ngực, lòng bàn tay hoặc chân.

 ​​​​​​​   ♦ Không nên sử dụng quá nhiều

 Dầu tràm có rất nhiều công dụng nhưng mẹ chỉ nên sử dụng cho bé khi nào thật sự cần thiết. Nếu bé hoàn toàn khỏe mạnh, mẹ không cần phải dùng dầu tràm liên tục, tránh ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ, gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

 ​​​​​​​   ♦ Tránh xa tầm tay của trẻ

 Nuốt phải dầu tràm có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm như đau bụng, tiêu chảy, nôn. Do vậy, sau khi sử dụng dầu tràm, mẹ phải cất nơi mà trẻ không nhìn thấy hoặc không với tới. Nếu vô tình để bé nuốt phải dầu tràm (một vài giọt) vào bụng, mẹ có thể cho bé uống sữa hoặc nước ngay lập tức, để trung hòa lượng dầu trong dạ dày. Tuy nhiên, nếu bé lỡ uống phải quá nhiều, cần đưa đến gặp bác sĩ ngay lập tức để có biện pháp điều trị kịp thời.

Cách nhận biết tinh dầu tràm nguyên chất

 Thứ 1, phân biệt bằng thị giác (quan sát):

 + Dầu/tinh dầu Tràm nguyên chất có màu vàng trắng nhạt, nhìn sóng sánh. Để lâu thì màu vàng có đậm hơn và trong suốt hơn nhưng không phải vàng xanh sẫm (sẫm là bị pha chế). Nếu dầu tràm màu xanh sậm nhiều hơn là pha bông chổi.

 + Lắc mạnh chai Dầu Tràm nguyên chất chỉ có bọt nhỏ nổi lên nhưng chỉ sau ít giây bọt đó sẽ tự vỡ hết. Nếu bạn mua một chai dầu mà lắc bọt nổi lên nhiều và để lâu mới hết thì chắc chắn dầu đó có pha tạp chất khác.

 + Tràm nguyên chất khi đựng trong chai nhựa mỏng chai nhựa sẽ bị biến dạng móp méo trong vòng 1 tuần ngày.

 Thứ 2, phân biệt bằng khứu giác (ngửi):

 + Dầu Tràm nguyên chất có mùi hương thơm nồng đậm của tràm. Dầu mới ra lò mùi thơm hơi nồng hắt nhưng càng để lâu Dầu Tràm càng có mùi hương dịu nhẹ, dễ chịu. Dầu/tinh dầu tràm càng tốt thì khi ngửi càng nghe mùi nồng đậm và càng có cảm giác thông mũi mát họng hơn (do hàm lượng cineol cao hơn)

 +. Tràm nguyên chất thơm xa và thơm lâu, thoa lên da 2-3 tiếng sau vẫn nguyên mùi, dù rửa bằng xà phòng rồi vẫn giữ nguyên mùi. Hai hãng dầu khác nhau bạn có thể căn cứ vào yếu tố giữ mùi thơm của hãng nào lâu hơn sẽ biết được dầu hãng đó chất lượng hơn.

 Thứ 3, phân biệt bằng xúc giác (bôi lên da):

 + Dầu Tràm nguyên chất khi thoa lên người không hề bị nhờn, rít, không bị mẩn đỏ. (Nếu bị rít là đã bị pha dầu thông).

 + Dầu Tràm nguyên chất khi bôi lên da thấm nhanh vào da. Khi mới bôi vào da nó có độ bóng sau đó thấm vào da rất nhanh, da trở lại bình thường.

Tinh dầu tràm trà bán ở đâu

 MG store là cơ sở kinh doanh tinh dầu và máy xông tinh dầu toàn quốc

 Với sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag; huế thơ tea tree the body shop bao nhiêu trần mao review hoa núi phước quy đèn lava cầu an viên minh penaten cung vedette vui face hà nội thâm milaganics quảng 100ml nấu tiến triều nghẹt vỹ nén organics bibomart rebirth tỷ đức naruko tiki life thiện dr organic pure tinh dầu chàm