7 bài tập ôn tập về FeSO4

 Bài 1: Có dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4, để loại bỏ CuSO4 ta dùng

 Lời giải:

 Khi cho kim loại Fe vào hỗn hợp dung dịch FeSO4 và CuSO4 xảy ra phản ứng:

 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

 Lọc bỏ chất rắn thu được dung dịch FeSO4.

 Cho Cu vào dung dịch FeSO4 và CuSO4 không xảy ra phản ứng → loại Cu.

 Khi cho Al vào hỗn hợp FeSO4 và CuSO4 thì Al phản ứng đồng thời với FeSO4 và CuSO4 không tách riêng được dung dịch FeSO4 → loại Al.

 Bài 2: Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với

 Lời giải:

 Ta có cặp oxi hóa khử sắp xếp như sau: Zn2+/ Zn; Fe2+/ Fe; Cu2+/ Cu do vậy Fe2+ và Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+ nên có thể oxi hóa Zn thành Zn2+.

 Zn + Fe2+ → Fe + Zn2+

 Zn + Cu2+ → Cu + Zn2+

 Bài 3: Cho Mg vào dung dịch FeSO4, và CuSO4. Sau phản ứng thu được chất rắn A gồm 2 kim loại và dung dịch B chứa 2 muối. Phản ứng kết thúc khi nào?

 Lời giải:

 CuSO4 hết, FeSO4 đã phản ứng, Mg hết.

 Bài 4: Cho các chất: FeS; Cu2S; FeSO4; H2S; Ag, Fe, KMnO4; Na2SO3; Fe(OH)2. Số chất có thể phản ứng với H2SO4 đặc nóng tạo ra SO2 là:

 Lời giải:

 

 Bài 5: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 (đặc, nóng) là

 Lời giải:

 Chất bị oxi hóa khi tác dụng với HNO3 thì phải chưa đạt hóa trị tối đa Trong dãy trên có 4 chất là: FeO, Fe(OH)2, FeSO4 và Fe3O4.

 Bài 6: Cho các chất riêng biệt sau: FeSO4, AgNO3, Na2SO3, H2S, HI, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa khử là:

 Lời giải:

 Các chất tác dụng với H2SO4 đặc nóng là phản ứng oxi hóa khử gồm: FeSO4, H2S, HI, Fe3O4

 Chú ý: AgNO3, Fe2O3 có mức oxi hóa tối đa, khi tác dụng với H2SO4 đặc nóng chỉ là phản ứng trao đổi.

 Na2SO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng cũng là phản ứng trao đổi và sinh khí SO2.

 Bài 7: Trong quá trình bảo quản, một mẫu muối FeSO4.7H2O (có khối lượng m gam) bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành hỗn hợp X chứa các hợp chất của Fe(II) và Fe(III). Hòa tan toàn bộ X trong dung dịch loãng chứa 0,035 mol H2SO4, thu được 100 ml dung dịch Y. Tiến hành hai thí nghiệm với Y:

 Thí nghiệm 1: Cho lượng dư dung dịch BaCl2 vào 20 ml dung dịch Y, thu được 2,33 gam kết tủa.

 Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch H2SO4 (loãng, dư) vào 20 ml dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 0,03 M vào Z đến khi phản ứng vừa đủ thì hết 18 ml.

 Giá trị của m và phần trăm số mol Fe(II) đã bị oxi hóa trong không khí lần lượt là

 Lời giải:

 TN1: nBaSO4 = 5.(2,33:233) = 0,05 (mol)

 Bảo toàn nguyên tố S : nFeSO4.7H2O + nH2SO4 = nBaSO4

 → nFeSO4.7H2O = 0,05 – 0,035 = 0,015 (mol)

 → mFeSO4.7H2O = 0,015. 278 = 4,17(g)

 TN2: nKMnO4 = CM.V = 5. (0,03.0,018) = 0,0027 (mol)

 Bảo toàn electron ta có: nFe2+ = 5nKMnO4 = 5×0,0027 = 0,0135 (mol)

 → nFe2+ bị O2 oxi hóa = 0,015 – 0,0135 = 0,0015 (mol)

 → % nFe2+ bị O2 oxi hóa = (0,0015/0,015).100% = 10%

  

  

 Tag: dd fes cu2s oh