Tổng quan về tinh dầu chanh

 Tinh dầu chanh có tên khoa học là citrus limon, có nguồn gốc từ Châu Á, được chiết xuất từ vỏ chanh tươi và thường bằng phương pháp ép lạnh. Vỏ chanh có chứa các chất hoạt tính nhiều hơn là múi bên trong nên được sử dụng ép dầu cho dễ dàng bảo quản và sử dụng. Tinh dầu chanh có mùi thơm mát, hơi cay, có nhiều công dụng đối với sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp như giảm độ nhờn cho da, diệt vi khuẩn  trên da, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể,… và nhiều công dụng khác.

 Thành phần trong tinh dầu chanh: các thành phần chủ yếu là sesquiterpenes, terpen, aldehyde, este, sterol và rượu.

Tác dụng của tinh dầu chanh

 Khử trùng: Tinh dầu chanh có thể chữa nhiễm trùng, bảo vệ chống lại sự phát triển của vi khuẩn, và cũng có chứa các tính chất khử trùng.

 Cụ thể hơn, tinh dầu chanh có thể ngăn ngừa uốn ván nếu bạn bị thương bởi một vật bằng sắt.

 Khi sử dụng bên ngoài, tinh dầu chanh có thể chữa bệnh ngoài da và vết thương trên da.

 Sử dụng chanh giúp chữa viêm họng, miệng, đại tràng, dạ dày, ruột và hệ tiết niệu.

 Tinh dầu chanh có hiệu quả một cách kỳ diệu trong việc chữa lành các vết loét, hoại tử, bệnh vẩy nến, loét, phát ban, mụn nhọt và các vấn đề tương tự khác.

 Tinh dầu chanh thậm chí còn có thể chữa được nhiễm virus hệ hô hấp, do đó có lợi trong việc điều trị viêm phế quản.

 Tinh dầu chanh có hiệu quả trong việc chống lại các bệnh nhiễm virus khác như cúm, quai bị, ho, cảm lạnh và sởi.

 Kháng virus: Tinh dầu này giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus như cảm lạnh, quai bị, sởi, thủy đậu và các bệnh tương tự khác.

 Làm lành, làm se khít: Tinh dầu chanh là một loại tinh dầu giúp hàn gắn vết thương, giúp giảm đau răng, tăng cường lợi và bảo vệ răng không bị rụng.

 Tinh dầu chanh cũng giúp cũng làm chặt các cơ lỏng lẻo và mang lại cảm giác vững chắc, khỏe mạnh và tươi trẻ.

 Tinh dầu này cũng có thể được dùng để chữa bệnh tiêu chảy. Lợi ích quan trọng cuối cùng của chất làm se khít mạch máu, ngăn ngừa chảy máu bằng cách đóng các mạch máu.

 Kích thích sự thèm ăn: Hương thơm của dầu chanh làm bạn ‘’chảy nước miếng’’.

 Nếu dùng ít, chanh được dùng làm món khai vị hoặc rượu khai vị.

 Tinh dầu chanh cũng kích hoạt sự bài tiết các chất dịch tiêu hóa vào dạ dày trước khi ăn và làm tăng sự thèm ăn của bạn.

 Chất diệt khuẩn: Tinh dầu chanh là một chất diệt khuẩn tốt.

 Nó có thể được sử dụng trong điều trị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, thương hàn và tả, tất cả đều do vi khuẩn gây ra.

 Hơn nữa, nó có thể chữa được những bệnh nhiễm khuẩn bên trong như đại tràng, dạ dày, ruột và đường tiết niệu, cũng như các nhiễm trùng bên ngoài trên da, tai, mắt, và vết thương.

 Chất khử trùng: Tinh dầu chanh cũng được biết đến như một chất khử trùng.

 Thêm tinh dầu chanh vào thực phẩm giúp bảo vệ thực phẩm khỏi bị hư hỏng do nhiễm khuẩn.

 Dùng chanh có thể chữa khỏi nhiễm khuẩn ruột kết, đường tiết niệu, thận và bộ phận sinh dục.

 Khi dùng ngoài, tinh dầu chanh giúp bảo vệ da và giúp vết thương khỏi nhiễm trùng và mau lành.

 Tinh dầu chanh cũng có thể được sử dụng ở trạng thái pha loãng để bôi lên da đầu. Điều này sẽ giúp bảo vệ tóc khỏi các dạng nhiễm khuẩn khác nhau như gàu và ngăn tóc rụng sớm.

 Giải nhiệt: Sốt chỉ là một triệu chứng cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang chống lại sự nhiễm trùng hoặc các chất không mong muốn khác.

 Do đó, sốt gần như luôn luôn đi kèm với nhiễm trùng, như cảm lạnh, nhiễm virus, nhiễm trùng do vi khuẩn và nhiễm khuẩn trên vết thương, suy gan, thủy đậu, u nhọt, dị ứng và viêm khớp.

 Tinh dầu chanh là chất chống dị ứng, kháng khuẩn, kháng viêm, chống tiêu chảy, liền sẹo, thuốc diệt nấm và khử trùng nên có thể giúp điều trị nguyên nhân sốt và cuối cùng làm giảm sốt, do đó tinh dầu chanh hoạt động như một chất giải nhiệt.

 Cầm máu: Tác nhân làm ngừng xuất huyết bằng cách thúc đẩy đông máu hoặc bằng cách co rút trong mạch máu được coi là một chất cầm máu. Tinh dầu chanh là một chất cầm máu, nhờ khả năng hàn gắn, giúp giảm chảy máu bằng cách co rút các mạch máu.

 Phục hồi: Tinh dầu chanh là một chất phục hồi, giúp hồi phục sức khỏe và sức bền cho hệ thống cơ quan cơ thể. Điều này khá giống với tác dụng của thuốc bổ và rất tốt cho những người đang trong giai đoạn hồi phục sức khỏe sau khi trải qua bệnh hoặc chấn thương.

 Thuốc bổ: Tinh dầu chanh giúp thúc đẩy cơ bắp, mô và da cũng như các hệ thống khác nhau hoạt động trong cơ thể, bao gồm các hệ hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, tiêu hóa và bài tiết. Tác động bồi bổ này còn giúp trẻ lâu và ngăn ngừa các triệu chứng lão hóa như rụng tóc, nếp nhăn, đồi mồi và yếu cơ.

 Những lợi ích khác

 Ngoài các công dụng được đề cập ở trên, tinh dầu chanh còn là một chất chống trầm cảm và chống thoái hoá. Tinh dầu chanh có thể làm giảm đau cơ và khớp và là một chất chống oxy hoá rất tốt.

Cách làm tinh dầu chanh

 Trước hết, bạn chuẩn bị các nguyên liệu và dụng cụ cần thiết đó là: vỏ của 3-4 quả chanh, đá lạnh, một chiếc nồi và nước, lọ thuỷ tinh. Khi lựa chọn vỏ chanh xong, bạn nên phơi qua một nắng để hiệu quả tinh dầu được đảm bảo hơn.

 Tiến hành thực hiện rửa sạch vỏ chanh và thái thành từng miếng nhỏ. Đổ vỏ chanh vào nồi, cho nước lã ngập 1/3 vỏ chanh . Sau đó, khéo léo đặt một chiếc bát thuỷ tinh hoặc bát sứ to vào giữa bát.

 Sau khi đun hỗn hợp vỏ chanh với nước sôi 100 độ C thì điều chỉnh mức lửa nhỏ nhất để lấy được tinh dầu. Nhanh chóng lật ngược vung nồi, xếp đá lên trên để làm lạnh. Tinh dầu từ vỏ chanh bay lên gặp lạnh sẽ đọng lại và rơi xuống bát tô ở giữa nồi.

 Đợi tới khi đá tan hết thì bỏ phần nước, thay đá mới để tiếp tục thu được tinh dầu một cách triệt để. Đun vỏ chanh khoảng 40-45 phút thì bạn tắt bếp. Đợi nồi nguội, lấy bát tinh dầu ra và đổ vào lọ thuỷ tinh để bảo quản.

Cách sử dụng tinh dầu chanh

 Bạn có thể sử dụng tinh dầu chanh bằng cách khuếch tán vào không khí hoặc bôi lên da.

 • Khuếch tán tinh dầu: Để khuếch tán tinh dầu chanh, bạn nhỏ ba hoặc bốn giọt vào máy khuếch tán tinh dầu. Bạn hãy thực hiện cách này ở nơi thông thoáng trong tối đa 30 phút.

 • Bôi tinh dầu: Nếu muốn bôi tinh dầu chanh lên da, bạn trộn đều tinh dầu này đều với dầu nền mình thích. Môt số loại dầu nền phổ biến bao gồm dầu hạnh nhân, dầu jojoba và dầu dừa. Bạn hãy bôi thử hỗn hợp trên một vùng da nhỏ trước khi dùng lên các vùng da nhạy cảm như da mặt. Nếu sau 24 giờ bạn bị đỏ hoặc kích ứng thì không nên sử dụng hỗn hợp.

 Có một số trường hợp tinh dầu chanh làm cho da nhạy cảm hơn với kích ứng từ ánh nắng mặt trời hơn. Kích ứng này có thể khiến vùng da bôi tinh dầu chanh bị rát và đỏ. Vậy nên, bạn nên tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp khi sử dụng bất kỳ loại tinh dầu cam quýt nào. Bạn thường có thể tránh phản ứng dị ứng này bằng cách pha loãng tinh dầu và dùng thử tinh dầu lên một vùng da nhỏ trước.

 Tag: húng bạch đàn sa lá sần dây