Chia sẻ kinh nghiệm về máy xông hơi

Cách sử dụng máy xông hơi

Hướng dẫn sử dụng máy xông hơi khô

 – Xếp đá tạo nhiệt vào đầy ngăn đựng đá

 Người dùng nên cho đá vào đầy ngăn đựng đá xung quanh các điện trở từ dưới lên trên, tránh ấn đá quá đầy. Không xếp đá lên hai ngăn thoát hơi tránh làm cản trở quá trình tuần hoàn không khí khiến máy nóng quá mức dẫn đến chập cháy hỏng hóc, chập cháy. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý không nên sử dụng loại đá nào khác ngoài đá chuyên dụng của nhà sản xuất để giúp máy nâng cao tuổi thọ.

 – Kiểm tra ngăn đựng đá ít nhất 6 tháng 1 lần

 Lấy hết đá ra khỏi ngăn, sau đó lau sạch chất bẩn dính lại tránh giảm tuổi thọ của máy.

 Lưu ý: Bạn chỉ nên sử dụng đá còn nguyên vẹn để xông hơi được hiệu quả lại an toàn nhất.

 – Tưới nước lên đá

 Sau khi bật máy khoảng 20-25 phút, bạn nên nhỏ vài giọt hương liệu vào thùng nước và dùng gáo gỗ tưới nước lên ngăn đựng đá. Thao tác này cần thực hiện một phút một lần.

 Lưu ý : tuyệt đối không được vòi xịt nước vào máy khi hoạt động tránh bỏng.

Hướng dẫn sử dụng máy xông hơi ướt

 – Khởi động máy

 – Nhấn nút Power on / start để bật máy

 – Cài đặt nhiệt độ cho phòng xông mức 50-60 độ C bằng phím tùy chỉnh cơ hay cảm ứng, núm vặn.

 – Cài đặt thời gian xông

 – Tiến hành vào xông hơi

 – Nhấn nút Power off / stop để tắt máy sau khi đã sử dụng

 Người dùng đóng CB nguồn cung cấp điện cho máy, sau khi tùy chỉnh thermostat khoảng 5-7 phút, máy xông ướt sẽ cung cấp hơi vào phòng.

 Sau đó bạn điều chỉnh nhiệt độ máy tùy từng dòng bạn có thể xoay núm điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ để tăng nhiệt độ và ngược chiều kim đồng hồ giảm nhiệt độ, hoặc tùy chỉnh theo +,- để tăng, giảm nhiệt.

 Thời gian xông hơi ướt thích hợp nhất là 15 phút. Trong 1 tuần có thể xông 2 lần chứ không nên lạm dụng xông hơi.

Lắp đặt máy xông hơi ướt

 + Bước 1: Xác định vị trí đặt khay thảo dược trong phòng xông hơi. Tiếp theo, ta chuẩn bị kích thước ống đồng Φ19 và các phụ kiện co nối cần thiết cho đường ống hơi được lắp từ lối ra hơi của máy đến vị trí đặt chén hương liệu đã định vị sẵn trong phòng xông. Đường ống hơi được lắp âm vào tường hay lắp nổi đường ống đồng nhưng ống đồng phải nằm trong ống gen (ống cách nhiệt an toàn) dọc theo vách phòng.

 + Bước 2: Lắp đặt đường ống nhựa cấp nước nguồn cho máy. Nước nguồn trước khi được cung cấp cho máy phải qua van (đóng – mở) nước. Sau đó, mới lắp tiếp các chi tiết theo trình tự sau :

 1, Van đóng mở nước.

 2, Bộ lọc.

 3, Van điện tử (solenoid).

 4, Van một chiều.

 + Bước 3: Lắp CB nguồn và bộ điều khiển nhiệt độ trước cửa phòng với vị trí tương ứng.

 + Bước 4: Sau khi hoàn thành các bước trên, chúng ta mới tiến hành đấu nối nguồn điện điều khiển cho máy hoạt động Khi cung cấp nguồn vào máy cần lưu ý vị trí trên Domino từ trái qua:

 – Tiếp điểm 1,2,3: Dây mass hay dây nguội (dùng dây 20/10; 26/10; 30/10; 36/10)

 – Tiếp điểm 4,5,6: Dây lửa (nếu điện 3 pha thì lắp 3 dây pha vào 4,5,6). Còn trường hợp điện 1 pha thì kết nối 3 tiếp điểm 4,5,6 lại với nhau và cấp dây lửa vào một trong 3 tiếp điểm (dây 20/10; 26/10; 30/10; 36/10).

 – Tiếp điểm 9,10: Chính là vị trí nối dây của van solenoid

 – Thermostat: Công tắc lưỡng cực dùng để ngắt điện máy xông hơi ra khỏi nguồn. Nối hai tiếp điểm (1-C) trên thermostat vào hai dây điện được nối từ vị trí 7,8 trên máy.

 dau-noi-nguon-dien-voi-may-xong-hoi-uot

 Hình ảnh minh họa

 + Bước 5: Kiểm tra lại toàn bộ qui trình lắp đặt. Các co nối đường ống và các bộ phận đã lắp đảm bảo độ kín (theo yêu cầu kỹ thuật hay chưa). Hệ thống điện điều khiển phải đúng theo sơ đồ chỉ dẫn. Trường hợp vách phòng bằng nhôm ta cần cách điện giữa que cảm biến nhiệt và vách phòng để tránh trường hợp bị điện giật khi chạm vào phòng nhôm.

 

 Mô phỏng cách lắp đặt máy xông hơi ướt

Tự chế máy xông hơi cần những thiết bị gì

 Thiết bị xông hơi khô bao gồm

 – Gỗ: thường được đóng bằng gỗ Thông chuyên dụng đã qua xử lý, phổ biến như gỗ thông Phần Lan, Thông Newzeland…có tác dụng chịu được nhiệt độ cao trong phòng xông với tuổi thọ cao.

– Máy xông hơi khô: là bộ phận tạo nhiệt quan trọng được đặt trong phòng xông.

 – Phụ kiện đi kèm: Bộ xô gáo bằng gỗ, đá tạo nhiệt rải trên máy Sauna, đèn phòng chịu nhiệt, đồng hồ cát, đồng hồ báo nhiệt độ, đồng hồ đo độ ẩm…

 Thiết bị phòng xông hơi ướt bao gồm

 – Vật liệu kính cường lực.

 – Máy xông hơi ướt: Khác với máy xông khô đặt trong phòng thì máy xông ướt được đặt ngoài phòng xông để có thể kết nối với bể chứa nước, đường ống dẫn hơi.

 – Bảng điều khiển: Bảng điều khiển được đặt bên ngoài phòng có tác dụng cài đặt nhiệt độ và thời gian xông phù hợp.

 – Nhiệt kế, ẩm kế: giúp đo nhiệt độ trong phòng xông và góp phần trang trí tăng thêm sự sang trọng và lịch sự cho không gian phòng xông hơi.

 – Ghế ngồi: nên chọn loại ghế ngồi được làm từ vật liệu composite vì có khả năng chịu lực và chống nước, chống ẩm, sơn tĩnh điện cao cấp để không bong tróc cũng như chịu được nhiệt độ cao.

 – Xô, gáo: nên sử dụng loại bồn và gáo bằng gỗ để không gây nóng khi cầm.

 – Đường ống cấp nước, ống hơi.

 – Hộp hương liệu, đồng hồ…

Máy xông hơi tại nhà giá bao nhiêu

 Hiện nay trên thị trường Việt Nam máy xông hơi thường có mức giá giao đồng từ 4 – 15 triệu tuỳ vào công suất – áp dụng với máy xông hơi ướt và từ 7 – 22 triệu đối với dòng máy xông hơi đầy đủ phụ kiện (xông gáo gỗ, đèn chống nổ, đồng hồ cát, đồng hồ đo nhiệt).

 3 dòng máy xông hơi được ưa chuộng nhất hiện nay: Máy xông hơi harvia, Máy xông hơi rosabela, Máy xông hơi coast

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: ngải cứu spa thuốc chân tay sửa thân khói thịt lạnh benice bns-016 mùi thơm ngủ hen suyễn khuếch tán