Tác dụng của tinh dầu hồi

 Tinh dầu hồi được chiết xuất chủ yếu từ quả của cây hồi, trong lá của cây hồi cũng chứa tinh dầu, nhưng hàm lượng tương đối ít hơn so với quả. Người ta sử dụng phương pháp chưng cất phân đoạn lôi kéo hơi nước để lấy tinh dầu hồi nguyên chất từ quả. Tinh dầu hồi nguyên chất có dạng sánh đặc trưng, không màu hoặc có màu vàng nhạt, bên cạnh mùi hương rất thơm đặc trưng.

 Trong tinh dầu hồi có thành phần chính là trans-anethol ngoài ra còn hơn 20 hợp chất khác. Hàm lượng và các thành phần hóa học của tinh dầu hồi sẽ thay đổi tương đối trong những điều kiện sinh thái, thu hoạch và chưng cất khác nhau. Tinh dầu hồi đạt tiêu chuẩn thế giới phải có nồng độ trans-anethol từ 85% trở lên, ngoài ra thành phần cis-anethol, một thành phần có độc tính trong tinh dầu hồi, không được vượt quá 3%. Hiện nay các loại tinh dầu hồi lưu thông trên thế giới có hàm lượng chất trans-anethol khoảng đạt từ 85-90%, đặc biệt tinh dầu hồi Lạng Sơn có hàm lượng trans-anethol đạt đến 93-98%, trong khi đó hàm lượng cis-anethol lại rất nhỏ chưa đến 0.001%, nên vì thế tinh dầu hồi Việt Nam được đánh giá rất cao, có thể xem là tốt nhất thế giới.

 

Tác Dụng Của Tinh Dầu Hồi

 Trong đông y tinh dầu hồi có tính ấm, vị cay được xem như phương thuốc dùng để khai vị, tiêu thực, sát trùng, trị hàn, kiện tỳ… Còn trong Tây y với những thành phần hóa học được nghiên cứu, tinh dầu hồi giúp tăng cường nhu đông ruột, giúp hỗ trợ trị đau bụng và các hoạt động của hệ tiêu hóa ngoài ra nó còn giúp giảm đau và khử đờm….

 Dưới đây là những tác dụng của tinh dầu hồi được sử dụng chủ yếu trong cuộc sống:

  – Công dụng của tinh dầu hồi đối với đường hô hấp:

 Tinh dầu hồi rất tốt cho hệ hô hấp, khả năng chống khuẩn giúp bảo vệ đường hô hấp và phòng chống các vấn đề hô hấp hiệu quả. Tinh dầu hồi còn hỗ trợ điều trị những vấn đề về hen suyễn, ho gió, ho khan đặc biệt tinh dầu hồi còn có khả năng long đờm giúp đường hô hấp dễ chịu.

– Tinh dầu hồi có tác dụng gì đối với hệ tiêu hóa:

 Tinh dầu hồi có tính ấm, giúp ổn định hệ tiêu hóa, ngoài ra nó còn giúp tăng nhu động đường ruột và kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa những vấn đề như khó tiêu, buồn nôn, kiết lỵ, tiêu chảy.

– Tác dụng của tinh dầu hồi trong việc sát khuẩn:

 Đây là đặc tính mạnh mẽ của tinh dầu hồi, tinh dầu hồi giúp sát khuẩn và phòng chống viêm nhiễm vết thương, phòng các bệnh ngoài da hiệu quả, nó còn giúp bảo vệ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như hoạt động của hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Nhờ đặc tính kháng khuẩn này mà tinh dầu hồi giúp tăng sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể.

– Tác dụng của tinh dầu hồi trong việc giảm đau:

 Tinh dầu hồi có khả năng kháng viêm giảm đau rất tốt. Chúng được đặc biệt sử dụng trong những trường hợp đau nhức xương khớp, đau lưng, đau bụng, đau toàn thân và cả đau đầu.

 

– Công dụng của tinh dầu hồi trong việc điều trị các bệnh thường gặp:

 Nhờ có tinh nóng, nên tinh dầu hồi có khả năng làm ấm cơ thể, giúp làm dịu và thư giản cơ thể hiệu quả. Nhờ vậy tinh dầu hồi giúp trị hàn, hỗ trị chữa các bệnh như cảm lạnh, thương hàn và sốt nóng lạnh rất tốt.

– Tác dụng của tinh dầu hồi khác:

 Tinh dầu hồi với hương thơm dặc trưng có giá trị giúp thư giản đồng thời giúp sát khuẩn không khí rất tốt, giúp đẩy lùi các loại vi khuẩn và virut gây bệnh. Ngoài ra tính nóng cũng được áp dụng trong massage giúp thư giản cơ thể hiệu quả. Trong những nguyên cứu khoa học, tinh dầu hồi cũng giúp kích thích tuyến sữa các bà mẹ sau sinh và ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả

 Với những tác dụng của tinh dầu hồi tuyệt vời trên đây mong rằng bài viết sẽ cũng cấp cho bạn thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe gia đình.

 Nguồn: vincyvn

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: hoa đại