Dầu thầu dầu là gì – Tác dụng của cây thầu dầu tía

Dầu thầu dầu là gì

 Dầu thầu dầu là một loại dầu béo không bay hơi có nguồn gốc từ hạt của cây thầu dầu (Ricinus communis), thuộc họ Spurge (Euphorbiaceae). Dầu thầu dầu, còn được gọi là dầu ricinus hay dầu hải ly có màu từ trong đến màu hổ phách hoặc hơi xanh. Nó có mùi hương nhẹ và hương vị bùi béo.

Tác dụng của cây thầu dầu tía

 Thầu dầu tía còn gọi là cây đu đủ tía, tên khoa học là Ricinus communis L thuộc họ thầu dầu (Euphorbiacae).

 Cây thầu dầu tía được sử dụng lá tươi để đắp lên trán và 2 bên thái dương để chữa đau đầu do cảm sốt, hạt thầu dầu được ép thành dầu để làm thuốc nhuận trường, thông tiện, trong các chứng táo bón của trẻ em hay phụ nữ có thai, bệnh nhân mổ và sản phụ. Thuốc có tác dụng tẩy nhẹ. Theo GS. Đỗ Tất Lợi thì dầu thầu dầu không gây hiện tượng xót trong ruột, chỉ làm ruột non và ruột già co bóp nhiều hơn, mà không gây ảnh hưởng đến tiểu khung, bởi vậy được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai là rất tốt để chống táo bón mà không gây ra nguy hiểm gì.

 Người ta còn sử dụng lá thầu dầu để trị liệu các chứng bệnh ngoài da như: da viêm mủ, eczema, mẩn ngứa, ung nhọt, hay các bệnh viêm tuyến vú, viêm đa khớp, diệt dòi, diệt bọ gậy. Rễ cây thầu dầu còn dùng để chữa phong thấp, đau nhức khớp, đòn ngã sưng đau, sài uốn ván, động kinh, tâm thần phân liệt… Lá và rễ cây thầu dầu thường được sử dụng với liều trung bình từ 30- 60g tùy theo chứng bệnh. Dùng ngoài được lấy lá giã đắp.

Cây thầu dầu tía mọc ở đâu

 Cây thầu dầu tía mọc chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc nước ta như: Hòa Bình, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai… Khu vực miền Nam và đồng bằng ít thấy cây thuốc này.

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: quả trắng cá mua hình cách tại nhà bán trĩ giá bao nhiêu